Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Thanh tra 2022, khái niệm thanh tra được định nghĩa như sau:
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Tại Điều 3. Mục đích hoạt động thanh tra, quy định: Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để Luật Thanh tra được phổ biến và được áp dụng vào thực tiễn, Thanh tra tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhân dân tích cực nghiên cứu để hiểu và thực hiện tốt nhất các quy định của Luật Thanh tra năm 2022.
Tác giả: quan tri, V.T;K.Tiến
Ý kiến bạn đọc