Tuyên truyền về "Tổ chức Ban thanh tra nhân dân được Quy định trong Luật số 10/2022/QH15 Thực hiện dân chủ ở cơ sở"

Thứ hai - 26/06/2023 14:23 1.306 0
Ngày 10/11/2022, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với 443/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Luật số 10/2022/QH15 Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 6 Chương, 91 Điều, quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Những nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chương I: Những quy định chung

1. Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Luật quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Về phạm vi, luật quy định mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác; Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động (Điều 4).

Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại Điều  5, Điều 6, Điều 7 của Luật này.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện dân chủ cơ sở

- Về quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật; Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và  và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về thực hiện dân chủ ở cơ sở (Điều 5).

- Quyền thụ hưởng của công dân: Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Được bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc; Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc; Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng (Điều 7).

- Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động; Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 6).

Những hành vi nghiêm cấm, xử lý vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 9 và Điều 10.

Chương II: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

1. Công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn

Niêm yết thông tin; Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; Phát tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có); Thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến công dân; Gửi văn bản đến công dân; Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; Thông qua việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật; Thông báo đến tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể cùng cấp khác để tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên ở cơ sở; Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Điều 12).

Việc công khai thông tin quy định tại Điều 11 của Luật này tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức công khai thông tin.

2. Nhân dân bàn và quyết định

Từ Điều 15 đến Điều 24: Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định; Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định; Hình thức Nhân dân bàn và quyết định; Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; Quyết định của cộng đồng dân cư; Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư; Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư; Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư; Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở

3. Nhân dân tham gia ý kiến

Từ Điều 25 đến Điều 29: Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến; Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến; Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn

4. Nhân dân kiểm tra, giám sát

4.1. Nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát

Công dân kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định quy định tại Điều 15 của Luật này; Công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (Điều 30).

Từ Điều 31 đến Điều 35: Hình thức kiểm tra, giám sát; Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư; Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân; Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát.

4.2. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn: Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người; Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên cùng địa bàn; Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban (Điều 36).

Từ Điều 37 đến Điều 40: Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn;  Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

4. 3. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng

Từ Điều 41 đến Điều 45: Tổ chức Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Tiêu chuẩn thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

Chương III: Thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị

1. Công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị

Từ Điều 46 đến Điều 48. Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai; Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị;  Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định

Từ Điều 49 đến Điều 52 Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định; Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định; Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

 3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến

Từ Điều 53 đến Điều 55. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến; Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến;

4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát

4.1. Nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát

Từ Điều 56 đến Điều 59. Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát; Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát; Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

4.2 Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị

Điều 60. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị

Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị; Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả; Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.

Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị.

Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Từ Điều 61 đến Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị; Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị; Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

Chương IV: Thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động

1. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước

1.1. Công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước

Từ Điều 64 đến Điều 66. Những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai; Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước; Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước.

1.2. Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước bàn và quyết định

Từ Điều 67 đến Điều 70. Những nội dung người lao động bàn và quyết định; Hình thức người lao động bàn và quyết định; Tổ chức hội nghị người lao động; Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động.

1.3. Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước tham gia ý kiến

Từ Điều 71 đến Điều 74. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến; Hình thức người lao động tham gia ý kiến; Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến.

1.4. Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra, giám sát

Từ Điều 75. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát; Hình thức người lao động kiểm tra, giám sát; Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước; Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước; Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động; Trách nhiệm trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát.

2. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước

Điều 82. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

Chương V: Tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở

Từ Điều 83 đến Điều 89. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trách nhiệm của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp; Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Chương VI: Điều khoản thi hành

Điều 90 và Điều 91. Hiệu lực thi hành; Áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp.

Tác giả: quan tri, M.Tr;V.Lịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay2,294
  • Tháng hiện tại12,033
  • Tổng lượt truy cập1,781,894
tthc
công báo tỉnh
hộp thư điện tử
cong khai minh bach
gop y du thao
đường dây nóng
hỏi đáp doanh nghiệp
hỏi đáp nhà nước
hỏi đáp công dân- chính phủ
cải cách thủ tục hành chính
Tiếp dân xử lý đơn thư
TruongSa
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây