Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) (Trích nguồn: Thanh tra chính phủ)

Thứ năm - 06/09/2018 15:00 145 0

Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) (Trích nguồn: Thanh tra chính phủ)

Ngày 6/9, tại Hà Nội, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Luật về mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước.

          Tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến lần thứ 2 về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các bộ, ngành hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

          Hiện Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được thiết kế xây dựng gồm 11 chương với 96 điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Thảo luận tại Hội nghị, nhiều ý kiến đại biểu tán thành với dự thảo luật về mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bày tỏ không tán thành với việc mở rộng này vì khó áp dụng. Một số ý kiến khác đề nghị chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước khi họ tham gia các dự án có vốn, tài sản nhà nước.

          Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về một số vấn đề lớn của dự án Luật của UBTVQH cho rằng việc mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, vì trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện làm ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng.

          UBTVQH đề nghị Quốc hội cho mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy độngđóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện như quy định của dự thảo luật.

          Về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 31 dự thảo luật), nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án 2 của dự thảo luật là giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình. Một số ý kiến tán thành với phương án 1 của dự thảo luật, giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của tất cả các đối tượng có nghĩa vụ kê khai. Có đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập cơ quan chuyên trách hoặc giao cho cơ quan của Quốc hội thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập; có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành.

          Về vấn đề trên, trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về một số vấn đề lớn của dự thảo luật, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý Điều 31 của dự thảo theo hướng giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình.

          Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập (Điều 35), một số ý kiến cho rằng quy định hiện hành chưa thật sự hợp lý về việc mọi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đều áp dụng chung một biện pháp kê khai, theo dõi biến động, xác minh tài sản, thu nhập mà không phân biệt các nhóm đối tượng cần phải có mức độ kiểm soát khác nhau trong khi số đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập là rất lớn. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên, dự thảo luật cần phân biệt rõ các nhóm đối tượng khác nhau để áp dụng phương thức kê khai, xác minh tài sản, thu nhập phù hợp.

          Vấn đề về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57) tiếp tục là vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm thảo luận của nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội.

Tán thành với việc cần thiết phải có các quy định để xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể đối với các quy định trong 2 phương án về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc được UBTVQH  nêu lên trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự thảo luật.

          Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, việc bảo đảm sự thống nhất, tính khả thi của Luật khi được ban hành./.

          

          Trích nguồn: Thanh tra chính phủ

          http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/TinNongMoi/View_Detail.aspx?ItemId=512


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay918
  • Tháng hiện tại27,361
  • Tổng lượt truy cập1,931,370
tthc
công báo tỉnh
hộp thư điện tử
cong khai minh bach
gop y du thao
đường dây nóng
hỏi đáp doanh nghiệp
hỏi đáp nhà nước
hỏi đáp công dân- chính phủ
cải cách thủ tục hành chính
Tiếp dân xử lý đơn thư
TruongSa
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây