Tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi)

Thứ bảy - 25/11/2017 21:00 80 0

Tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi)

Chiều ngày 22/11/2017, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi). Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Chính phủ, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội và Ủy ban Pháp luật Quốc hội về dự án Luật này.

Căn cứ vào ý kiến thảo của các Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ ngày 8/11 và nghe trực tiếp một số ý kiến tại hội trường, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội. 
Về việc giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác của người đã nghỉ hưu, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, về nguyên tắc mội hành vi vi phạm pháp luật cần phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả hành vi của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian công tác trước đây nhưng nay đã nghỉ hưu. Dự thảo Luật không quy định cụ thể mà chỉ quy định một cách khái quát về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ (bao gồm cả tố cáo và giải quyết tố cáo đối với người đã nghỉ hưu); quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây này đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác, bị mất chức, cho thôi việc, bị buộc thôi việc, tự ý thôi việc hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức; việc quy định như vậy đảm bảo tính toàn diện trong xử lý với các hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ đối với người nghỉ hưu mà còn đối với cả những người không còn là cán bộ, công chức, viên chức.
Về các ý kiến nên mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, Chính phủ cho rằng, đây là vấn đề phức tạp, cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, thấu đáo và có tính khả thi, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo, nhưng phải hạn chế việc lợi dụng quyền tố cáo để gây rối, vi phạm pháp luật. Mặc dù không giải quyết đối với tố cáo qua điện thoại, fax, thư điện tử theo quy trình giải quyết tố cáo nhưng những hành vi vi phạm pháp luật được phản ánh qua điện thoại, fax, hộp thư điện tử không bị bỏ sót, bỏ lọt mà được các cơ quan nhà nước tiếp nhận, xử lý phục vụ yêu cầu công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra (khoản 2, khoản 3, Điều 20).
Về bảo vệ người tố cáo, đây là vấn đề được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm, Chính phủ cho rằng bảo vệ người tố cáo là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về trách nhiệm của cơ quan công an và cơ quan khác trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản, sức khỏe của người tố cáo, người làm chứng trong vụ án hình sự; dự thảo Luật này cần tập trung bảo vệ tốt người tố cáo và những nội dung cần bảo vệ trong điều kiện và khả năng cho phép. Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, các ý kiến của Đại biểu Quốc hội về bảo vệ người tố cáo đều có cơ sở và có căn cứ, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu để tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp, đặc biệt là trong việc xác định trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan trong việc bảo vệ người tố cáo, quy định các biện pháp bảo vệ cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi.
5461e17a-69fa-46c1-94d8-7728830135a4.11.dai.jpg
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái tiếp thu, giải trình các ý kiến của Đại biểu Quốc hội

Về một số vấn đề khác mà các đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến như: thời hiệu tố cáo; thời hạn giải quyết tố cáo; điểm dừng trong giải quyết tố cáo; chủ thể tố cáo là tổ chức, pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tố cáo; các hành vi bị nghiêm cấm, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết tố cáo, rút đơn tố cáo, tiếp nhận xử lý ban đầu thông tin tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm...Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tổng hợp, rà soát và tiếp thu với tinh thần cầu thị để hoàn thiện dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua.
Trích nguồn: Thanh tra Chính phủ - http://www.thanhtra.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay436
  • Tháng hiện tại46,771
  • Tổng lượt truy cập1,887,476
tthc
công báo tỉnh
hộp thư điện tử
cong khai minh bach
gop y du thao
đường dây nóng
hỏi đáp doanh nghiệp
hỏi đáp nhà nước
hỏi đáp công dân- chính phủ
cải cách thủ tục hành chính
Tiếp dân xử lý đơn thư
TruongSa
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây