Hội nghị toàn quốc Tổng kết Luật thanh tra, Luật tiếp công dân

Thứ sáu - 15/12/2017 19:00 79 0

Hội nghị toàn quốc Tổng kết Luật thanh tra, Luật tiếp công dân

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị Toàn quốc tổng kết 6 năm Luật thanh tra (LTT), 3 năm Luật tiếp công dân (LTCD). Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo. Đồng chí Lê Minh Khái, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, Đặng Công Huẩn, Bùi Ngọc Lam; đại diện UBKT TƯ; Ban Nội chính TƯ; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Ban Dân nguyện thuộc UBTV Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Tòa án NDTC; Viện Kiểm sát NDTC; Kiểm toán NN; lãnh đạo, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND, Chánh Thanh tra, Trưởng Ban TCD các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, công tác tiếp công dân (TCD), công tác thanh tra từ trước đến nay luôn được Đảng, Quốc hộiChính phủ và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Qua 6 năm thực hiện LTT, các cơ quan thanh tra đã triển khai toàn diện nhiều cuộc thanh tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc của xã hội, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước.

IMG_1372.JPG

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành LTT cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nhất là tình trạng thanh tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài thời hạn thanh tra và tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Những hạn chế, yếu kém đó đòi hỏi ngành Thanh tra phải kịp thời khắc phục, chấn chỉnh. Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ mong muốn, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện việc thực hiện LTTLTCD, những ưu điểm, hạn chế, đề xuất các kiến nghị, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, TCD, đồng thời đề xuất hoàn thiện pháp luật về thanh tra, TCDtrong thời gian tới.

Tại hội nghị các đại biểu đã nghe Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh trình bày Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành LTT, Báo cáo 3 năm thi hành LTCD và nghe tham luận cùng ý kiến phát biểu thảo luận của một số bộ, ngành, địa phương.

Toàn cảnh.JPG

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định, công tác thanh tra, TCD có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các cơ quan NN và toàn bộ hệ thống chính trị. Vì vậy, thời gian qua việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thi hành LTT và LTCD luôn được Chính phủ xác định là những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên hàng đầunhằm bảo đảm tổ chức và hoạt động thanh tra, TCD bám sát yêu cầu phát triển thực tiễn của nước cũng như yêu cầu quản lý, điều hành của NN.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra trên phạm vi toàn quốc đã phát hiện nhiều sơ hở, thiếu sót về cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực quan trọng như thuế, quản lý đất đai, đấu thầu, mua sắm công. Các cơ quan thanh tra đã làm tốt vai trò tham mưu công tác quản lý NN về thanh tra, giải quyết KN, TC và PCTN.

Cho rằng, hiện nay công tác thanh tra, TCD vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo, đối với công tác thanh tra cần triển khai đúng, kịp thời, có hiệu quả theo định hướng và kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt; tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/2017/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động của ngành Thanh tra;tăng cường theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Từ đánh giá tác động xây dựng chính sách, khi sửa LTT vấn đề gì không phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với thông lệ quốc tế cần sửa ngay, vấn đề gì chưa chắc chắn cần cân nhắc.

IMG_1388.JPG

Đối với công tác TCD, tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, tồn đọng; tổ chức tốt công tác TCD ở tất cả các cấp, ngành; UBND các cấp chủ động rà soát, nắm tình hình, kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lý các trường hợp khiếu kiện đông người, vượt cấp ngay tại cơ sở, hạn chế tối đa khiếu nại đông người, vượt cấp; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý NN đối với công tác TCD; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thực sự quan tâm đến việc bố trí công chức đảm bảo tiêu chuẩn vềnăng lực, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm làm nhiệm vụ TCD.v.v.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc tổng kết LTT và LTCD là thiết thực, phù hợp với bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành. Theo đó, hội nghị cần đánh giá toàn diện thực tiễn, xác định những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân; rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác thanh tra và TCD… làm cơ sở đề xuất Chính phủ, Quốc hội sửa đổi LTT, LTCD; đánh giá sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp của 2 đạo luật này với hệ thống pháp luật hiện hành, với yêu cầu quản lý NN và thực tiễn đất nước. Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, TCD phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng thảo luận để nêu những kiến nghị, đưa ra các phương án, giải pháp, nội dung hoàn thiện pháp luật; thảo luận việc xác định vị, trí, vai trò, mô hình của cơ quan thanh tra, mô hình Ban Tiếp công dân góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác thanh tra và TCD trong thời gian tới./.

Trích nguồn: Thanh tra Chính phủ - http://www.thanhtra.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây