Thanh tra tỉnh tuyên truyền nội dung quy định về việc xử lý đối với tố cáo sai sự thật

Thứ tư - 24/07/2024 16:45 34 0
Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Việc tố cáo đúng có giá trị rất lớn nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, không ít trường hợp cá nhân lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, tố cáo sai sự thật vì mục đích, động cơ cá nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Để hiểu rõ thêm về nội dung này, Thanh tra tỉnh tuyên truyền một số quy định như sau:

 

1. Như thế nào là tố cáo ?

Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Người tố cáo có nghĩa vụ gì, việc rút tố cáo khi tố cáo sai sự thật có bị xử lý không ?

Khoản 2 Điều 9 Luật tố cáo quy định về nghĩa vụ của người tố cáo như sau:

- Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

- Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Khoản 4 Điều 33 Luật Tố cáo quy định “Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”

3. Người tố cáo sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm gì ?

Tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội vu khống: Người nào "Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" hoặc "Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền". Khung hình phạt thấp nhất đối với tội danh này là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 01 năm.

Vì vậy, trước khi quyết định tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức nào đó, người tố cáo cần phải tìm hiểu kỹ và nắm rõ thông tin. Việc người tố cáo chưa nắm rõ thông tin hoặc không có chứng cứ để chứng minh việc tố cáo hoặc lợi dụng tố cáo để vu khống, bịa đặt sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

                                                                                                 Thành Nhân

Tác giả: quan tri, X.L.T.Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,911
  • Tháng hiện tại62,951
  • Tổng lượt truy cập1,552,655
tthc
công báo tỉnh
hộp thư điện tử
cong khai minh bach
gop y du thao
đường dây nóng
hỏi đáp doanh nghiệp
hỏi đáp nhà nước
hỏi đáp công dân- chính phủ
cải cách thủ tục hành chính
Tiếp dân xử lý đơn thư
TruongSa
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây