Quyết định 2822/QĐ-UBND ngày 20/11/2018

Thứ sáu - 30/11/2018 18:00 1.999 0

Quyết định 2822/QĐ-UBND ngày 20/11/2018

Quyết định phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2019 của Thanh tra tỉnh

Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2019 với những nội dung như sau:

1.    Công tác thanh tra (07 cuộc).

1.1. Thanh tra việc quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh tại Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (01 cuộc).    

1.2. Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn đối với Ban Chỉ đạo huyện Dương Minh Châu (01 cuộc).

1.3. Thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đối với UBND huyện Tân Châu (01 cuộc).

1.4. Thanh tra việc mua sắm trang thiết bị dạy học do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư (01 cuộc).

          1.5. Thanh tra trách nhiệm thủ trưởng về thực hiện các luật: Luật Tiếp công dân, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng đối với Chủ tịch UBND huyện Tân Biên và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, của UBND huyện có liên quan đến các luật này (02 cuộc).

1.6. Thanh tra Dự án đường và cầu Bến Đình đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông.          

(Nội dung chi tiết trong danh mục các cuộc thanh tra kèm theo)

* Thanh tra vụ việc do Chủ tịch UBND tỉnh giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của sở, huyện.         

           2. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (sửa đổi), Luật Tiếp công dân, các Nghị định quy định chi tiết thi hành luật, các Thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Giải quyết kịp thời, có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, địa phương, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Thanh tra Chính phủ.

Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn); vận hành và cập nhật thường xuyên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.

          3. Công tác phòng, chống tham nhũng

          Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Tập trung triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, thu nhập qua tài khoản...

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác kê khai, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực (nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức); phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Thực hiện tốt việc khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.

Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho báo chí để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng.

        Tải file kèm theo: QD_2822_TTra_2019.pdf

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây