Kế hoạch số 55/KH-TTr ngày 30/7/2019

Thứ tư - 31/07/2019 23:00 206 0

Kế hoạch số 55/KH-TTr ngày 30/7/2019

Kế hoạch Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1587/KH-UBND ngày 25/7/2019 của UBND tỉnh thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021"

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1587/KH-UBND ngày 25/7/2019 của UBND tỉnh thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021"


Thực hiện Kế hoạch số 1587/KH-UBND ngày 25/7/2019 của UBND tỉnh triển khai Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021".

Thanh tra tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Triển khai thực hiện nghiêm túc những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giáo dục đạo đức, lối sống liêm chính cho công chức, người lao động trong cơ quan.

- Đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng kết hợp tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức; phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; chú trọng đối tượng đặc thù; đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện.

- Bảo đảm tính khả thi; kế thừa và phát triển các kết quả, kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đồng bộ, thống nhất và phối hợp với các chương trình, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng.

II. Mục tiêu, phạm vi, đối tượng

1. Mục tiêu chung

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng của công chức, người lao động trong cơ quan.

- Đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực kiểm soát chặt, ngăn chặn nguy cơ tham nhũng.

- Phát huy vai trò chủ đạo của Thanh tra tỉnh trong thực hiện Đề án, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án.

2. Mục tiêu cụ thể

Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp đảm bảo thực hiện các mục tiêu như sau:

- Mục tiêu đến hết năm 2019:

+ 60% đến 70% người dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tiểu thương, lao động tự do được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

+ 90% lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

+ 75% người lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Mục tiêu đến hết năm 2021:

+ 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính.

+ 70% đến 85% người dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tiểu thương, lao động tự do được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

+ 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

+ 90% người lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Mục tiêu hàng năm:

+ 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật, giáo dục công dân được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

+ 100% cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng dưới các hình thức.

3. Phạm vi và đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; học sinh, sinh viên và người dân trên các địa bàn tỉnh; trong đó tập trung những đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; sau đó là người lao động, học sinh, sinh viên và các đối tượng còn lại.

III. Nội dung kế hoạch

1. Nội dung tuyên truyền, phổ biến

+ Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.

+ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó tập trung sâu vào những quy định mới về hành vi tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập; thực hiện nguyên tắc "xung đột lợi ích"; phát hiện và xử lý tham nhũng; phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước.

+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính;

+ Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng;

+ Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng.

+ Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng.

+ Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.

+ Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

+ Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.

+ Những sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.

+ Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương về công tác PCTN: Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Công văn số 814-CV/TU ngày 26/6/2019 của Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Công văn số 1343/UBND-NCPC ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

2. Nội dung thực hiện

- Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm, xác định rõ những nội dung cần tuyên truyền, mục tiêu cần đạt được và những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

Thời gian thực hiện: Toàn giai đoạn đề án (2019 – 2021).

- Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến trực tiếp tại cơ quan; lồng ghép vào hoạt động công vụ, đặc biệt là hoạt động thanh tra của công chức trong cơ quan.

Thời gian thực hiện: Toàn giai đoạn đề án (2019 – 2021).

- Phối hợp Sở Tư pháp, UBND Thành phố Tây Ninh và các cơ quan có liên quan thực hiện điểm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Thành phố Tây Ninh về phòng, chống tham nhũng.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2019.

- Phối hợp Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan thực hiện:

+ Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề trên địa bàn tỉnh về trách nhiệm phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính của Nhà nước và xã hội.

Thời gian thực hiện: Toàn giai đoạn đề án (2019 – 2021).

+ Tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên đề về phòng, chống tham nhũng và xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển; minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ cho một số đối tượng cán bộ, công chức tại các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; có thể mở rộng đối tượng tùy theo điều kiện.

Thời gian thực hiện: Toàn giai đoạn đề án (2019 – 2021).

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho nhân dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, tại các xã biên giới, xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Thời gian thực hiện: Toàn giai đoạn đề án (2019 – 2021).

+ Tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh về phòng, chống tham nhũng; đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh.

Thời gian thực hiện: Toàn giai đoạn đề án (2019 – 2021).

- Tham mưu tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án hằng năm trình UBND tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ.

IV. Kinh phí thực hiện

Kinh phí tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

V. Tổ chức thực hiện

- Phòng Nghiệp vụ 3 chủ trì, tham mưu lãnh đạo theo dõi, đôn đốc thực hiện nội dung Kế hoạch; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;

- Các Phòng trực thuộc tổ chức quán triệt với công chức thuộc quản lý những quy định pháp luật về PCTN và những văn bản chỉ đạo công tác PCTN của Trung ương và địa phương; lồng ghép việc tuyên truyền và thực hiện vào nhiệm vụ thanh tra, đảm bảo không phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động công vụ.

Đề nghị toàn thể công chức, người lao động trong cơ quan nghiêm túc thực hiện nội dung Kế hoạch này./.


Tải file đính kèm: KeHoach_55_30072019.pdf


Duy

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay74
  • Tháng hiện tại61,480
  • Tổng lượt truy cập1,902,185
tthc
công báo tỉnh
hộp thư điện tử
cong khai minh bach
gop y du thao
đường dây nóng
hỏi đáp doanh nghiệp
hỏi đáp nhà nước
hỏi đáp công dân- chính phủ
cải cách thủ tục hành chính
Tiếp dân xử lý đơn thư
TruongSa
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây