Thanh tra tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan nhằm đề cao vai trò trách nhiệm thủ trưởng cơ quan, trách nhiệm công chức và người lao động, phát huy thực sự quyền làm chủ của công chức và người lao động khi tham gia đóng góp ý kiến để thủ trưởng quyết định, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác thông tin tuyên truyền
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản đến từng công chức và người lao động.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức và người lai động trong cơ quan, nhất là cấp ủy và người đứng đầu cơ quan về việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở, nội dung trọng tâm là:
- Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tập trung tuyên truyền Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 7/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 (thay thế Nghị định số 60/2013/NĐ-CP).
- Thường xuyên rà soát, trao đổi kinh nghiệm, bổ sung những nội dung mới, quan trọng trong sinh hoạt chi bộ và các đoàn thể trong cơ quan.
2. Công tác cải cách hành chính, tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, hòa giải cơ sở.
- Khi công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan yêu cầu hoặc liên hệ công tác thì công chức và người lao động có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, đối với những việc không đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan phải thông báo và hướng dẫn đến đúng nơi giải quyết.
- Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo và kiểm tra việc niêm yết công khai quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân.
3. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên
- Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình nghiêm túc, đấu tranh xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, chấp hành sự phân công của Lãnh đạo cơ quan.
- Thực hiện nghĩa vụ của CBCC theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước thủ trưởng cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình.
4. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá
- Thực hiện nội quy, quy chế cơ quan. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của công chức và người lao động. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ quan.
- Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan. Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản cơ quan.
- Hình thức giám sát, kiểm tra: Kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ thông qua tổ chức công đoàn cơ sở, tổ kiểm tra công vụ, Ban thanh tra nhân dân.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các phòng nghiệp vụ triển khai, quán triệt Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ năm 2020 đến tất cả công chức và người lao động trong cơ quan.
- Giao Chánh Văn phòng Thanh tra tỉnh tham mưu cho Lãnh đạo theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả định kỳ (chậm nhất ngày 13): Quý I, 6 tháng, 9 tháng, báo cáo năm; Định kỳ hàng năm tự đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí trong Quyết định số 04-QĐ/BCĐ ngày 26/3/2019 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác vận động quần chúng, gửi về Ban dân vận Tỉnh ủy (trước ngày 01/11 hằng năm).
Trên đây là kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ năm 2020 của cơ quan Thanh tra tỉnh./.
File kèm theo: KeHoah16QuyCheDanChu_2020_Signed.pdf
V.L
Ý kiến bạn đọc