Thanh tra tỉnh hưởng ứng tuyên truyền Ngày Nước thế giới (22/3/2020), Ngày Khí tượng thế giới (23/3/2020)

Thứ sáu - 10/04/2020 04:00 152 0

Thanh tra tỉnh hưởng ứng tuyên truyền Ngày Nước thế giới (22/3/2020), Ngày Khí tượng thế giới (23/3/2020)

Thực hiện Công văn số 587/UBND-KTTC ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới và Ngày Khí tượng thế giới năm 2020, Thanh tra tỉnh hưởng ứng tuyên truyền Ngày Nước thế giới (22/3/2020), Ngày Khí tượng thế giới (23/3/2020) như sau:

      

          Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.

          Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trong tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm, băng tuyết,…

          Nguồn nước sẽ càng quý hơn bởi tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý. Tình trạng thiết nước đã và đang ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia và gây thiệt hại về con người và kinh tế.

          Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác - một phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng.

          Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những bước tiến quan trọng trong cơ cấu tổ chức ngành nước từ trung ương đến địa phương, đồng thời, thể chế về tài nguyên nước cũng không ngừng được hoàn thiện và kiện toàn để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới: nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; công tác sắp xếp tổ chức cũng được chú trọng, công tác đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước luôn được quan tâm, coi trọng và được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp.

          Đặc biệt, tài nguyên nước đã được luật hóa và được quy định trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13  - văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực tài nguyên nước. Luật cũng đã thể chế các quy định, biện pháp cụ thể để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong các hoạt động quy hoạch, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra,...

          Bên cạnh tài nguyên nước thì biến đổi khí hậu cũng là vấn đề cần quan tâm bảo vệ. Biến đổi khí hậu là những biến đổi xấu ở các môi trường sinh học hoặc vật lý tự nhiên mang đến những ảnh hưởng có hại những sinh vật trên trái đất với những tác động cụ thể và trực tiếp tới thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, lũ lụt, thiên tai, sóng thần hay nắng nóng và khô hạn, sự biến đổi hệ sinh thái, lượng Co2 trong khí quyển tăng cao gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần trở nên ít đi, môi trường sinh thái bị hạn chế … từ đó dẫn đến mất đa dạng sinh học.

          Từ những tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu mà nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cũng là tác hại mà con người phải đối mặt, các bệnh chủ yếu là truyền nhiễm dịch hay liên quan đến đường hô hấp như dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trên toàn thế giới gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lũ lụt, nắng nóng kéo dài hay bão lụt, sóng thần, cụ thể nhất ở Việt Nam là những đợt nắng nóng kéo dài và tăng đỉnh điểm gấp 4 lần so với trước đây, đó là biểu hiện cụ thể cho sự nóng lên của trái đất.

          Nguồn tài nguyên nước, rừng bị ảnh hưởng nặng nề, mới đây là thảm họa cháy rừng amazon, cháy rừng do thiếu nước, các đợt hạn hán kéo dài, nhiệt độ đột ngột tăng cao, tỷ lệ thuận với nhiệt độ nóng lên chính là sự thiếu hụt của tài nguyên nước, lượng nước phục vụ sinh hoạt cũng bị cạn theo.

Mực nước biển ngày càng dân cao do băng tan nhiều. Các khí gây hiệu ứng nhà kính chính là do hấp thụ tác động sóng dài của Co2, hơi nước, bụi, khí mêtan và khí CFV, hiệu ứng nhà kính tăng cao khiến là nguyên nhân trái đất nóng lên, hạn hán tăng cao, nắng nóng đỉnh điểm kéo dài. Ứng phó với biến đổi khí hậu là những hành động cụ thể, tìm hướng giải quyết khắc phục trong khả năng phù hợp và tối ưu nhất có thể như:

          Bảo vệ phát triển rừng, bởi vì rừng là nguồn tài nguyên quốc gia của mỗi đất nước và đồng thời là lá phổi xanh, mỗi quốc gia, mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quý từ thiên nhiên để phần nào giữ lại khoảng xanh trong lành cho mọi khu vực trên toàn thế giới.

          Nhiên liệu hóa thạch thường chứa các chất cacbon và hydro cacbon cao đặc biệt là các chất dễ bay hơi không tốt cho khí quyển, nhất là khi đốt nguyên liệu hóa thạch sẽ có nhiều tấn carbon dioxit – một trong những khí nhà kính làm gia tăng lượng phóng xạ và khiến cho toàn cầu nóng lên. Hiện nay thế giới đang hướng tới việc sử dụng nguồn tài nguyên để thay thế nhiên liệu này và đồng thời giúp giải quyết các vấn đề sản sinh, tăng nhu cầu năng lượng; những giải pháp tối ưu mang tính công nghệ cao và hiện đại, những đề xuất mô hình môi trường xanh trong tương lai ở thời đại 4.0, trong đó có các dự án thiết lập mô hình khí hậu và làm giảm nhiệt độ bức xạ sóng dài của nhà kính.

          Cải tạo không gian kiến tạo cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, qua đó việc cải tạo hạ tầng đô thị cũng như quy trình sản xuất cũng là cách để làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, cần có một nguồn nguyên liệu bền vững và thân thiện với môi trường hơn để sử dụng thay cho khí thải xăng dầu từ các phương tiện công cộng gây ô nhiễm môi trường.

          Đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ, hệ thống thoát nước… Cùng chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, vì: "Con người cần nước để tồn tại. Vì vậy cần quản lý nước một cách an toàn và bền vững".



        Báo cáo kèm theo: BaoCao_129_07042020.pdf

T.Kiều

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây