Bước 1: Truy cập ứng dụng VNeID và đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Bước 2: Tại trang chủ, nhấn chọn tiện ích: “Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên VNeID”.
Bước 3: Nhấn chọn tài liệu “Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”.
Bước 4: Nhấn chọn “Đọc” để xem chi tiết những thay đổi trong Hiến pháp.
Bước 5: Tại màn hình nội dung Hiến pháp, người dân có thể đọc, tham gia góp ý hoặc chọn sửa đổi, bổ sung các Điều, khoản khác.
Bước 6:
- Nếu người dân chọn “Không tán thành”, cần phải nhập nội dung góp ý phía dưới.
- Nếu chọn “Tán thành” và nhấn “Gửi”, hệ thống sẽ hiển thị thông báo xác nhận đã gửi góp ý.
Bước 7: Nhập chức vụ/học vị và nhấn “Gửi” để hoàn thành góp ý.
(Hướng dẫn sử dụng tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VneID, ảnh: Sưu tầm)
Đồng thời, nhằm đảm bảo tính dân chủ và minh bạch, Quốc hội đã triển khai rộng rãi việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Nội dung sửa đổi tập trung vào việc tinh gọn bộ máy nhà nước, cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tăng cường vai trò của nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ, nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội. Đổi mới quản lý địa phương, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Dự thảo Nghị quyết dự kiến sửa đổi 8 điều gồm Điều 9, 10 (thuộc Chương 1 về chế độ chính trị), Điều 84 (thuộc Chương V về Quốc hội); các Điều 110, 111, 112, 114, 115 (thuộc Chương 9 về chính quyền địa phương bao gồm những nội dung quan trọng như tổ chức lại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, điều chỉnh mô hình chính quyền địa phương từ 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) sang 02 cấp (tỉnh, xã) và xác định rõ vai trò của Công đoàn Việt Nam trong quan hệ lao động.
Việc sửa đổi Hiến pháp giúp các cấp chính quyền giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo thống nhất trong hoạt động. Nâng cao hiệu quả quyền giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, giúp nhân dân tham gia sâu hơn vào quá trình quản lý nhà nước. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết còn áp dụng cơ chế chuyển tiếp để đảm bảo quá trình sắp xếp lại bộ máy nhà nước diễn ra đồng bộ, không gây gián đoạn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
(Đính kèm tài liệu dự thảo Nghị quyết)
Tác giả: quan tri, V.N;M.Trí
Ý kiến bạn đọc