Báo cáo tình hình sử dụng công chức thanh tra và đăng ký dự thi nâng ngạch TTVC, TTVCC năm 2018

Thứ ba - 04/06/2019 17:00 163 0

Báo cáo tình hình sử dụng công chức thanh tra và đăng ký dự thi nâng ngạch TTVC, TTVCC năm 2018

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nhân lực ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020; Công văn số 363/TCBTT-ĐT ngày 12 tháng 09 năm 2018 của Trường Cán bộ Thanh tra về việc tổ chức lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân và xử lý đơn thư và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Trưởng đoàn thanh tra tại tỉnh Tây Ninh; Công văn số 3005/UBND-TD ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc thực hiện kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh; Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và thực tế xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chức danh và vị trí việc làm; có năng lực tổ chức thực hiện và giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Thanh tra tỉnh Tây Ninh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2019 cụ thể như sau:

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Trang bị và nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức của Ngành Thanh tra Tây Ninh và các công chức làm công tác quản lý và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, xử lý đơn tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ góp phần xây dựng và phát triển Ngành Thanh tra Tây Ninh vững mạnh, toàn diện.

3. Yêu cầu

- Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chiêu sinh của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh.

- Bồi dưỡng kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho công chức các ngạch: cán sự, chuyên viên, thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho cán bộ, công chức cơ quan.

- Về học tập kinh nghiệm: Nghiên cứu tổ chức đoàn công chức đi học tập kinh nghiệm thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, … ở các tỉnh, thành phố trong nước; phân công, cử cán bộ tham gia các đoàn công tác nước ngoài (của Thanh tra Chính phủ và của Tỉnh).

- Đào đạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn các ngạch công chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức thanh tra; đào tạo bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm, gắn đào tạo với bố trí sử dụng và quản lý công chức; góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng và phương pháp làm việc của công chức trong ngành.

- Xét chọn công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phải đúng đối tượng chiêu sinh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan.

III. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

1. Đối tượng

  - Công chức là lãnh đạo cơ quan;

  - Công chức là Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng và Phó Chánh Văn phòng;

  - Công chức được cấp có thẩm quyền quy hoạch các chức danh Lãnh đạo cơ quan, Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng và Phó Chánh Văn phòng;

- Công chức cần bổ sung tiêu chuẩn để bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp, thanh tra viên chính và thanh tra viên;

- Công chức mới vào ngành.

- Cán bộ, công chức quản lý và trực tiếp làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn tại các cơ quan, địa phương.

2. Chỉ tiêu

- Chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức Thanh tra tỉnh và công chức trong ngành, công chức làm công tác có liên quan theo các chỉ tiêu, số lượng cụ thể như sau:

1. Về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước hoặc chuyên ngành đặc thù của ngành thực hiện theo phân cấp quản lý công chức và yêu cầu của ngành, địa phương trong các tổ chức thanh tra.

2. Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra

Thanh tra tỉnh thường xuyên phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra đăng ký chỉ tiêu và cử công chức học bồi dưỡng về nghiệp vụ Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp theo đối tượng chiêu sinh; phối hợp với Thanh tra Chính phủ hoặc chủ động có kế hoạch phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng tiếp công dân, phân loại xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng trưởng đoàn thanh tra;

Thanh tra tỉnh chủ trì xây dựng tài liệu để trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác thanh tra hành chính, tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn cho công chức quản lý và công chức trực tiếp làm công tác này.

 

KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NĂM 2019

 

Ngành đào tạo, bồi dưỡng

Nhu cầu

(số lượng)

1. Cử tham gia lớp theo kế hoạch
Thanh tra tỉnh
Cao cấp lý luận chính trị01
Trung cấp lý luận chính trị0
Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên03
Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính02
Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp01
Nghiệp vụ Thanh tra viên 03
Nghiệp vụ Thanh tra viên chính03
Nghiệp vụ Thanh tra viên cao cấp01
Trên đại học02
Thanh tra sở, huyện, thành phố
Nghiệp vụ Thanh tra viên 15
Nghiệp vụ Thanh tra viên chính 20
2. Phối hợp mở lớp tại tỉnh Tây Ninh
- Lớp Bồi dưỡng kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo (cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn)

350

 

 

- Lớp Bồi dưỡng kỹ năng trưởng đoàn thanh tra

(Thanh tra tỉnh, Sở, huyện, thành phố)

100
3. Thanh tra tỉnh xây dựng tài liệu để trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ
Phối hợp với các huyện, thành phố trao đổi, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác thanh tra hành chính.Các sở, huyện, thành phố

 

IV. Kinh phí

Kinh phí được hỗ trợ từ nguồn đào tạo của tỉnh; nguồn kinh phí tự chủ của cơ quan và bản thân cán bộ, công chức (đối với các trường hợp tự học).

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện trong năm 2019 là 643.000.000 đ (Sáu trăm bốn mươi ba triệu đồng).

 

- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thanh tra viên 18 người: Dự kiến kinh phí 90.000.000đ;

- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thanh tra viên chính 23 người: Dự kiến kinh phí  120.000.000đ;

- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thanh tra viên cao cấp 01 người: Dự kiến kinh phí  10.000.000đ;

- Kinh phí mời tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo (cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn) cho khoảng 350 người, thời gian tập huấn 3 ngày: Dự kiến kinh phí 288.000.000đ;

- Kinh phí mời tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng trưởng đoàn thanh tra (Thanh tra tỉnh, Sở, huyện, thành phố) cho 90 người, thời gian 3 ngày: Dự kiến kinh phí 135.000.000đ;

(Theo Công văn số 363/TCBTT-ĐT ngày 12 tháng 09 năm 2018 của Trường Cán bộ Thanh tra về việc tổ chức lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân và xử lý đơn thư và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Trưởng đoàn thanh tra tại tỉnh Tây Ninh)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Trưởng các phòng thuộc Thanh tra tỉnh phổ biến, quán triệt, triển khai kế hoạch này đến toàn thể công chức của đơn vị; tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra; tạo điều kiện thuận lợi để công chức các phòng hoàn thành tốt việc học tập.

- Cán bộ, công chức được cơ quan cử hoặc đồng ý cho đi học đào tạo, bồi dưỡng phải tuân thủ theo các quy định, quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chế độ thông tin, báo cáo cho cơ quan.

- Giao Chánh Văn phòng Thanh tra tỉnh theo dõi việc thực hiện kế hoạch này, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, định kỳ 6 tháng có báo cáo tình hình, kết quả việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng và cán bộ, công chức được cử đi học, cuối năm báo cáo tổng kết theo quy định. Làm đầu mối liên hệ với các cơ quan chủ trì, cơ sở đào tạo trong việc mở lớp, đề xuất số lượng, đối tượng tham gia bồi dưỡng kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và lớp Bồi dưỡng kỹ năng trưởng đoàn thanh tra theo chỉ đạo./. 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây