Chức năng nhiệm vụ

TapThe.JPG 

 

VỊTRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Thanh tra tỉnhlà cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủyban Nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra tỉnhcó tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý vềtổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịchỦy ban Nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức,nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra tỉnhthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại,tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Ủyban Nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyếtđịnh, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh vềlĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Dự thảo quyhoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thựchiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quảnlý nhà nước được giao;

c) Dự thảo vănbản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng,cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh trasở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố.

2. Trình Chủ tịchỦy ban Nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyếtđịnh, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo;phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban Nhân dântỉnh;

b) Dự thảo kếhoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định củapháp luật;

c) Dự thảo quyếtđịnh thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.

3. Tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra; giảiquyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thôngtin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếunại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở trongviệc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,chống tham nhũng.

5. Chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếunại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở.

6. Về thanhtra:

a) Chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanhtra của Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở;

b) Thanh traviệc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban Nhân dân huyện, thànhphố, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phứctạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố;thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyếtđịnh thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuấtkhi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Thanh tra vụviệc khác do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh giao;

d) Theo dõi,kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh;

đ) Kiểm tratính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanhtra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh trasở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố khi cần thiết;

e) Quyết địnhthanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệuvi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh giao; quyết định thanhtra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh trasở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạmpháp luật;

g) Yêu cầuGiám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thanh tra trong phạm viquản lý của sở, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố khi phát hiện có dấu hiệu viphạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thànhphố không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy banNhân dân tỉnh.

7. Về giải quyếtkhiếu nại, tố cáo:

a) Hướng dẫn Ủyban Nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnhthực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại,tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;

b) Thanh tra,kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởngcơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếunại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh;

c) Xác minh, kếtluận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền củaChủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh khi được giao;

d) Xem xét, kếtluận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Giám đốcsở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ chorằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy banNhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;

đ) Theo dõi,kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luậnnội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh;

e) Tiếp nhận,xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theoquy định của pháp luật.

8. Về phòng, chốngtham nhũng:

a) Thanh tra việc thựchiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Nhân dânhuyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh;

b) Phối hợp với cơquan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhândân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;

c) Tiến hành xác minhkê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm vềminh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi địa phương mình; định kỳ báo cáo kếtquả về Thanh tra Chính phủ;

d) Kiểm tra, giám sátnội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

9. Trong quá trình thựchiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống thamnhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật;được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức thamgia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

10. Thực hiện hợp tácquốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban Nhândân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.

11. Tổ chức nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quảnlý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

12. Tổ chức sơ kết, tổngkết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả côngtác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy địnhcủa Ủy ban Nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.

13. Quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh;quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quảnlý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban Nhândân tỉnh.

14. Phối hợp với Giámđốc sở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động,luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thành phố.

15. Quản lý, sử dụngtài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy banNhân dân tỉnh.

16. Thực hiện các nhiệmvụ khác do Ủy ban Nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC,BIÊN CHẾ CỦA THANH TRA TỈNH

Điều3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Thanh tratỉnh, gồm Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.

a) Chánh Thanh tra tỉnhlà người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhândân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động củaThanh tra tỉnh.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệmlại Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định theo tiêuchuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và sau khi thống nhấtvới Tổng Thanh tra Chính phủ.

Việc miễn nhiệm, cáchchức Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định theo quyđịnh của pháp luật sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

b) Phó Chánh Thanh tratỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanhtra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra tỉnhvắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm điềuhành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệmlại Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định theotiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và đề nghị củaChánh Thanh tra tỉnh.

Việc miễn nhiệm, cáchchức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định theoquy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

c) Việc khen thưởng, kỷluật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanhtra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Các phòng, đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh, gồm:-

- Văn phòng;

- Phòng Thanh traphòng, chống tham nhũng;

- Phòng Giám sát, kiểmtra và xử lý sau thanh tra;

- Phòng Thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực Kinh tế (Phòng Nghiệp vụ 1);

- Phòng Thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực Nội chính Văn xã (Phòng Nghiệp vụ 2);

- Phòng Thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực Đất đai (Phòng Nghiệp vụ 3).

Việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, kỷ luật công chức là trưởng, phó các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thựchiện theo quy định về tiêu chuẩn và phân cấp quản lý công chức hiện hành của tỉnh.

Điều4. Biên chế

1. Biên chế công chứccủa Thanh tra tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệmvụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổchức hành chính của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.

2. Căn cứ chức năng,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức đượccấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch biên chếcông chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều5. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Thanh tra cótrách nhiệm ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củavăn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh.

2. Giao Thanh tra tỉnhchủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ có Công văn hướng dẫn Ủy ban Nhân dân cấp huyệnquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra huyện,thành phố theo hướng dẫn của Trung ương.

3. Trong quá trình thựchiện, quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thựctế và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, theođề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh./.

 

Tóm tắt lịch sử Ngành Thanh tra Tây Ninh

 

         Ngày 23.11.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt, và ngày 23/11 là ngày kỷ niệm của ngành Thanh tra Việt Nam hiện nay. Trong suốt 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Thanh tra Việt Nam luôn trưởng thành và phát triển, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới, theo dõi chỉ thị, chính sách, thông tri đưa xuống cho đến lúc kết thúc". Trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng, các thế hệ của cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết vượt qua những khó khăn thử thách, không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh chính trị để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Sau 30.4.1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập thống nhất. Năm 1976 Thanh tra Tây Ninh được thành lập. Trải qua 35 năm hình thành, xây dựng và từng bước trưởng thành, phát triển, Thanh tra Tây Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực, vượt qua mọi khó khăn thử thách, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao góp phần vào sự nghiệp đấu tranh phòng chống các hành vi tiêu cực, giữ vững kỷ cương xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nhà. 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay279
  • Tháng hiện tại42,652
  • Tổng lượt truy cập1,363,793
tthc
công báo tỉnh
hộp thư điện tử
cong khai minh bach
gop y du thao
đường dây nóng
hỏi đáp doanh nghiệp
hỏi đáp nhà nước
hỏi đáp công dân- chính phủ
cải cách thủ tục hành chính
Tiếp dân xử lý đơn thư
TruongSa
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây